Chào bạn Lê Minh Đoàn,
Chuyên gia giải đáp câu hỏi của ban như sau:
Thứ nhất sỏi mât có nguy hiểm không? Sỏi mật thường khá lành tính và khi mới xuất hiện thường không có triệu chứng rõ ràng nên đa số người Việt còn chủ quan với bệnh. Khi sỏi to lên hoặc di chuyển đến các vị trí hẹp như cổ túi mật, đường dẫn mật sẽ gây biến chứng tắc mật, gây đau bụng dữ dội, đầy trướng, nôn, sốt, vàng da... Tình trạng này kéo dài dẫn tới viêm túi mật, suy giảm chức năng túi mật và có nguy cơ phải cắt bỏ.
Trường hợp của bạn sỏi mật 22mm đã khá lớn, nhưng nếu sỏi chưa gây biến chứng thì vẫn có thể trì hoãn phẫu thuật bằng cách kết hợp nhiều giải pháp sau:
TS. BS. Vũ Thị Khánh Vân
Viện y học cổ truyển quân đội
- Sử dụng thuốc điều trị Tây y theo chỉ định. Mặc dù thuốc tan sỏi mật Tây y có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như đau tức hạ sườn phải, đầy trướng, khó tiêu,... nhưng các thuốc này vẫn cho hiệu quả với 30% trường hợp sỏi cholesterol khi dùng đủ liệu trình 6 tháng - 2 năm.
- Áp dụng chế độ ăn sỏi mật: Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi; giảm chất béo, đường và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để cải thiện triệu chứng khó chịu trên tiêu hoá.
- Luyện tập thể thao đều đặn giúp tăng cường lưu thông dịch mật, ngăn sỏi tăng kích thước
Chuyên gia sỏi mật giải đáp:
Các giải pháp giúp hạn chế sỏi tăng kích thước, hạn chế biến chứng
Người bị sỏi mật cần hạn chế chất béo bão hòa để tránh bị đầy trướng bụng, khó tiêu, nên ăn các loại rau xanh, ngũ cốc, trái cây.